Phật giáo Tôn_giáo_Đàng_Ngoài_thời_Lê_trung_hưng

Thời Lê Sơ, Phật giáo bị đẩy xuống thứ yếu. Sang thời Lê trung hưng, Phật giáo đóng vai trò quan trọng hơn trong xã hội. Cả vua Lê, chúa Trịnh đều sùng đạo Phật. Nhiều người trong hoàng tộc góp tiền, cúng ruộng và tham gia tu bổ chùa chiền, làm tượng thờ trong chùa[3].

Những ngôi chùa được xây cất hoặc tu bổ thời kỳ này tiêu biểu là[4]:

Thời Lê Mạt, một số sách Phật học quan trọng đã được trùng san in lại. Sư Liễu Viên chùa Liên Hoa sai đệ tử khắc và in lại tập sách Thiền Tông bản hạnh năm 1745. Sau đó sách Cổ chầu Pháp vân Phật Bản hành ngữ lục được tỳ khưu Tính Mộ tìm và trùng san năm 1752; sách Tam tổ thực lục được trùng san sau đó để ở chùa Vĩnh Nghiêm[6]; sách Trúc Lâm tổ tuệ sư Tuệ Trung thượng sĩ ngữ lục do tỳ khưu Tuệ Nguyên chùa Long Động (Yên Tử) in lại năm 1763[7]. Một quý tộc họ Trịnh đã xuất gia trở thành Lân Giác thiền sư ở chùa Liên Hoa (Hà Nội).

Trong không khí sùng Phật đương thời, vẫn có số ít quan điểm đứng trên tư tưởng Nho giáo bài xích đạo Phật mà điển hình là Ngô Thì Sĩ, coi đó là mê tín dị đoan[8].